Gây ô nhiễm không khí
Thảm để lâu – đặc biệt là trong điều kiện độ ẩm tăng cao, phòng đóng kín suốt ngày vào mùa lạnh – là cơ hội cho nấm mốc phát triển mạnh mẽ. Hệ quả đầu tiên là thảm của bạn sẽ bốc mùi khó chịu, biến chất, đổi màu… Tệ hơn, nấm mốc sẽ làm ô nhiễm không khí và gây kích ứng với người nhạy cảm. Người có tiền sử viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ: Bạn có thể dễ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho và thậm chí là ngứa ngáy da do nấm mốc gây nên.
Vi trùng, kí sinh sẽ “làm tổ” trong nhà bạn
Nếu phóng to miếng thảm trải sàn trong nhà, bạn nhất định sẽ “hết hồn” vì số lượng vi trùng, kí sinh ẩn nấp trong các sợi vải. Thảm được cho là chứa các sinh vật bẩn hơn trong toilet tới… 4000 lần. Thảm để càng lâu, các loại kí sinh này càng sinh sôi và lan ra vật dụng khác trong nhà. Điển hình cho kí sinh ở thảm trải sản là rệp và mạt bụi – nguyên nhân gây ra các chứng mẩn ngứa da, viêm mũi, hen suyễn…
Vi trùng, kí sinh sẽ “làm tổ” trong nhà bạn
Nếu phóng to miếng thảm trải sàn trong nhà, bạn nhất định sẽ “hết hồn” vì số lượng vi trùng, kí sinh ẩn nấp trong các sợi vải. Thảm được cho là chứa các sinh vật bẩn hơn trong toilet tới… 4000 lần. Thảm để càng lâu, các loại kí sinh này càng sinh sôi và lan ra vật dụng khác trong nhà. Điển hình cho kí sinh ở thảm trải sản là rệp và mạt bụi – nguyên nhân gây ra các chứng mẩn ngứa da, viêm mũi, hen suyễn…
Lưu ý các cách bảo quản thảm trải sàn:
- Thảm mới mua về, nên được giặt qua một lượt trước khi dùng
- Thời gian tối thiểu cần giặt thảm là 6 tháng/lần
- Nếu không có điều kiện giặt thảm thường xuyên, bạn nên hút bụi nhiều hơn để loại bỏ các vật thể sắc nhọn có thể gây tổn thương cho da.
- Mẹo nhỏ giúp làm sạch các vết ố và nấm trên thảm: Thấm một ít kem cạo râu vào khăn ẩm và lau sạch các vết bẩn.
Theo Tsubaki / Trí Thức Trẻ